Tháng Tư 20, 2024

Nhiều ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank đã hàng chục lần rao bán tài sản thế chấp là bất động sản, hạ giá nhiều lần nhưng không ai mua. Nguyên nhân là nhiều tài sản bảo đảm khi phát mãi được định giá chưa sát với giá thị trường.

VietinBank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đang phối hợp với tổ chức đấu giá chuyên nghiệp tiến hành các thủ tục đấu giá công khai khoản nợ của Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà để thu hồi nợ.

Theo VietinBank, khoản nợ trên có giá trị tạm tính đến hết ngày 31/10 là hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 567 tỷ, nợ lãi trong hạn hơn 566 tỷ đồng, lãi phạt quá hạn hơn 274 tỷ đồng. Khoản nợ này được VietinBank cấp cho Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà theo các hợp đồng tín dụng ký kết năm 2013.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ trên gồm 5 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu phố 1, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; 4 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; 4 kho, công trình xây dựng, máy móc thiết bị tại tỉnh Đồng Tháp (kho Thu Hà Lấp Vò và kho Hòa Tân Lộc tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; kho A và kho B + C tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp); hàng hóa thế chấp theo các Hợp đồng thế chấp dựa trên Hợp đồng mua bán, hóa đơn, Phiếu nhập kho.

VietinBank đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ này là 166 tỷ đồng, tương đương khoảng 1/9 giá trị khoản nợ.

Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu thu đổi ngoại tệ ở Đà Nẵng 다낭 환전 thì có thể tìm đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi nhé.

Sacombank

Ngoài VietinBank, nhiều ngân hàng khác cũng liên tục đại hạ giá các tài sản thế chấp nhưng không bán được. Cụ thể, Sacombank ra thông báo đấu giá toàn bộ 18 khoản nợ được bán không tách rời, được đảm bảo bằng tài sản tại dự án Khu công nghiệp Phong Phú (huyện Bình Chánh, TPHCM). Tổng giá trị các khoản nợ tính đến ngày 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 5.134 tỷ đồng và hơn 11.061 tỷ đồng là nợ lãi.

Giá khởi điểm của khoản nợ đấu giá chỉ 8.640 tỷ đồng, tương đương với 53% tổng dư nợ. Khoản nợ trên đã từng được Sacombank rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được khách mua. So với lần rao bán đầu tháng 8, 18 khoản nợ đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.

BIDV

Tại BIDV, nhà băng này cũng chật vật với món nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên – chủ đầu tư dự án dở dang hơn 13 năm vừa được đổi tên thành Grand Sentosa (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM).

Theo BIDV, tính đến ngày 30/6, tổng dư nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên là hơn 4.900 tỷ đồng, trong đó 2.506 tỷ đồng là nợ gốc, còn lại là nợ lãi. Giá khởi điểm đấu giá cho khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên là 4.425 tỷ đồng. Đây là lần thứ 3 khoản nợ này được rao bán kể từ đầu năm đến nay, giảm hơn 230 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 8.

Ngoài ra, BIDV còn một khoản nợ khó bán khác là Công ty TNHH Ngọc Linh. Khoản nợ của doanh nghiệp này được BIDV rao bán hơn 10 lần nhưng vẫn chưa tìm được khách mua. Tính đến ngày 30/4, tổng dư nợ là 2.198,4 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD (tương đương 463 tỷ đồng). Trong đó, dư nợ gốc là 1.110 tỷ đồng và 11,8 triệu USD.

Giá khởi điểm đấu giá BIDV đã đưa ra là hơn 1.154 tỷ đồng. Ở lần đầu tiên (thông báo bán vào cuối năm 2020), giá khởi điểm là 2.100 tỷ đồng.

Sau 11 lần thông báo, nhà băng này đã giảm giá đấu giá hơn 1.000 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh là hơn 64 ha nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại thôn Bản Cuôn 2 (xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Ngoài ra, khoản nợ trên còn được đảm bảo bằng nhiều bất động sản, quyền khai thác mỏ chì kẽm khác.

Ngoài ra, BIDV cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam. Tài sản thế chấp khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 63 đường Pastuer (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM); 12 bất động sản tại phường An Phú Đông (quận 12, TPHCM); bất động sản tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản (phường 7, quận 3, TPHCM). Giá khởi điểm cho toàn bộ tài sản trên là hơn 348 tỷ đồng, giảm hơn 120 tỷ đồng so với thông báo đầu tháng 7/2022.

Tính đến ngày 14/9/2022, tổng dư nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam tại BIDV là hơn 481 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 347 tỷ đồng và nợ lãi gần 134 tỷ đồng. Như vậy, BIDV rao bán khoản nợ với mong muốn thu hồi phần nợ gốc, gần như bỏ qua toàn bộ phần nợ lãi.

Agribank

Agribank cũng ghi nhận một khoản nợ khó bán. Agribank đã có hơn 30 thông báo bán đấu giá khoản nợ của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng.

Đại diện ngân hàng này cho biết, tính đến ngày 15/10/2018, tổng dư nợ của doanh nghiệp là hơn 708 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 352 tỷ đồng, nợ lãi 356 tỷ đồng. Giá khởi điểm đấu giá mà Agribank đưa ra là 363 tỷ đồng, giảm 42 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên.

Khoản nợ trên từng được tổ chức bán đấu giá với giá khởi điểm là 405 tỷ đồng vào tháng 11/2018. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh, diện tích 6.952 m2 tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn là tài sản hình thành trong tương lai gồm toàn bộ giá trị xây dựng của công trình cao ốc căn hộ Hạnh Phúc được xây dựng trên thửa đất số 155, tờ bản đồ số 9 xã Tân Kiên.

Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Lương Duy Sinh – Công ty GIBC – nói rằng, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mãi được định giá chưa sát với giá thị trường nên dù đại hạ giá nhiều lần so với đấu giá lần đầu, các ngân hàng vẫn khó bán. Chưa kể, giá khởi điểm phải được sự đồng ý của cả ngân hàng lẫn khách hàng nên mất nhiều thời gian cho thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm.